Hướng dẫn chọn kính

Kính râm và các vấn đề sức khỏe

Đăng bởi Hòa Trần - Blogger vào lúc 31/10/2021
Mọi người đều biết tới những nguy hiểm của ánh nắng mặt trời đối với làn da của chúng ta. Nhưng nhiều người không biết rằng quá nhiều ánh nắng mặt trời cũng có thể gây tổn thương đôi mắt.

Cũng như là các tổn thương đối với da, tia cực tím (UV) từ ánh nắng mặt trời cũng gây ra các vấn đề ở mắt. Có những vấn đề chỉ là nhất thời, còn có những vấn đề sẽ không chữa khỏi.

Những vấn đề nhất thời do tiếp xúc với quá nhiều ánh nắng mặt trời bao gồm:
Cộm mắt
Nháy mắt và chảy nước mắt quá nhiều
Khó nhìn vào ánh sáng chói
Sưng tấy mắt
Những vấn đề nghiêm trọng và kéo dài hơn bao gồm:
Đục thủy tinh thể
Bỏng giác mạc (bề mặt của mắt), đôi khi còn gọi là lóa tuyết
Ung thư kết mạc (lớp màng mỏng bao bọc bề mặt nhãn cầu)
Ung thư da ở vùng mí mắt
Việc ngăn ngừa những tổn thương của ánh nắng mặt trời đối với mắt tương đối dễ bằng cách đeo kính râm loại tốt và đội mũ rộng vành.

Cường độ tia UV đặc biệt cao trong những tháng mùa hè (cao gấp 3 lần so với mùa đông), vào khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều và ở vùng cao so với mặt nước biển (ví dụ, nhiều khu nghỉ dưỡng trượt tuyết).

Trong một số trường hợp, tia UV mạnh lên qua ánh sáng chói, phản chiếu từ bề mặt như mặt nước, tuyết, cát hoặc bê tông. Những lúc này, quan trọng nhất là phải đeo kính râm loại tốt.

Hầu hết các loại kính râm hiện nay đều ghi rõ chỉ số bảo vệ mắt (EPF). Chỉ số này càng đạt gần 10 càng tốt. Lý tưởng nhất là kính râm kiểu có mắt kính ôm sát quanh mắt hoặc ngăn ánh sáng chói xuyên ngang. Chất lượng của kính râm không nhất thiết liên quan tới độ tối hoặc giá tiền. Trẻ em và người trẻ dễ bị tổn thương mắt do ánh nắng mặt trời, vì vậy nên có thói quen đeo kính râm loại tốt từ sớm.

Đeo kính râm về cơ bản có thể bảo vệ được mắt chống lại sự tiếp xúc với tia cực tím (UVR) cả trong thời gian ngắn và lâu dài.

Tiếp xúc với tia UVR lâu dài có liên quan tới sự phát triển những thoái hóa trên bề mặt của mắt. Ung thư kết mạc và vùng da mí mắt có liên quan chặt chẽ tới sự tiếp xúc với UVA và UVB. Tiếp xúc với tia UVB nhiều sẽ dẫn tới tăng khả năng mắc bệnh đục thủy tinh thể một cách rõ rệt. Mắt kính râm phải ngăn được tia cực tím. Mắt kính râm nên giảm ánh sáng nhìn thấy tới mức độ thích hợp đủ để nhìn thấy. Kính râm phải đạt tiêu chuẩn Australia số AS/NZS 1067:2003.

Chỉ số bảo vệ mắt (EPF)
Chỉ số bảo vệ mắt (EPF) là khả năng bảo vệ mắt của kính râm và các loại kính khác. EPF là tỉ lệ giữa lượng tia UVR ảnh hưởng tới mắt không được đeo kính bảo vệ so với lượng tia UVR tới mắt đã được đeo kính bảo vệ. EPF là một tỉ lệ bằng số từ 1 đến 10 để phân loại mắt kính chắn được tia UVR tốt như thế nào. Kính râm có tỉ lệ EPF bằng 9 hoặc 10 thì ngăn được hầu hết tia UVR.

Những hướng dẫn khi chọn kính râm:
Hãy tìm loại gọng kính mà có thể giảm thiểu lượng tia cực tím vào mắt bạngọng kính càng dày, hoặc mắt kính cong sẽ giảm thiểu được lượng tia UVR từ các bên vào mắt bạn.
Hãy đảm bảo gọng kính ôm khít mặt bạn
Hãy chọn kính đạt tiêu chuẩn của Australia, và có chỉ số EPF cao.
Nên dùng kiểu kính ôm sát mắt
Những ảnh hưởng của tia UVR từ mặt trời đối với sức khỏe
Cả da và mắt đều có nguy cơ bị ảnh hưởng từ tia cực tím (UVR). Tiếp xúc với quá nhiều tia cực tím từ ánh nắng mặt trời được biết là có thể gây cháy nắng, tổn thương da và cuối cùng là ung thư da. Tia UVR này cũng có thể gây đục thủy tinh thể, một đám mờ trên thủy tinh thể của mắt gây nhìn mờ. Cũng như những tổn thương với da, nếu cường độ tia UVR đủ mạnh thì cũng có thể gây ra tổn thương với mắt.

Tia UVR được phát tán trực tiếp từ mặt trời.
Thành phần của phổ bức xạ mặt trời được chỉ ra như dưới đây. Nói chung, đa phần tia cực tím được phát tán trực tiếp từ ánh nắng mặt trời. Vì vậy dưới ánh nắng mặt trời không loại trừ được nguy cơ và có nghĩa là cả da và mắt có thể bị tổn thương lâu dài bởi tia UVR.

Phổ bức xạ của ánh nắng mặt trời

Tia UVC và một phần tia UVB được hấp thụ nhiều trong không khí
Tia UVB rất có hại đối với da và mắt, gây cháy nắng và liên quan đến kích ứng ung thư da.
Tia UVA ít có hại hơn tia UVB nhưng gần đây cũng có lo ngại cho rằng khi tiếp xúc sẽ gây ra nguy cơ về lâu dài.
Tại sao phải đeo kính râm?
Do có một mối liên quan giữa tia UVR và tổn thương mắt, nên mắt cần được bảo vệ tránh tiếp xúc với
tia UVR. Kính râm nên giảm cường độ của ánh sáng nhìn thấy tới mức thích hợp trong khi vẫn ngăn
cản tia UVR không nhìn thấy được và có khả năng gây tổn thương. Màu sắc của mắt kính không nêu
lên được đặc tính hấp thụ tia UVR của mắt kính. Kính râm chất lượng tốt đạt tiêu chuẩn về hệ số truyền
của AS/NZS 1067(đặc biệt, loại kính ôm sát mắt) giúp bảo vệ mắt chống lại tia UVR từ ánh nắng mặt
trời một cách đáng kể. Cả người lớn và trẻ em nên đeo những loại kính này. Những điểm quan trọng
phải xem xét khi mua kính được chỉ ra cụ thể dưới đây:

Khi nào thì đeo kính?
Khi ra ngoài trời, đặc biệt trong những trường hợp sau:

Trong mùa hè. Lượng tia UVR vào buổi trưa hè cao khoảng gấp 3 lần so với buổi trưa mùa đông. Quan trọng hơn là cường độ tia UVB có thể cao hơn gấp 10 lần (đó là lí do tại sao cháy nắng có thể xảy ra chỉ trong một thời gian ngắn vào mùa hè) Đi vào buổi trưa (vào lúc 1 giờ trưa mùa hè). Lượng tia UVB nhận được trong mỗi 3 giờ thời điểm này bằng tới 70% lượng tia UVB có hại mà chúng ta tiếp xúc mỗi ngày Trên bãi biển hoặc trên thuyền. Thường chỉ có một số ít các tòa nhà hoặc khách sạn che kín phần trên mái, để mọi người được phơi nắng.

Trượt tuyết trên độ cao so với mực nước biển. Càng lên cao thì cường độ tia UVR càng cao, tại độ cao 2000m (Các khu trượt tuyết của Australia), thì cường độ tia UVR có thể cao hơn 30% so với tại mực nước biển. Sự phản chiếu của tuyết mạnh làm cho vấn đề càng tồi tệ hơn, kết quả là lượng tia UVR tới mắt có thể rất lớn. Do đó, việc bảo vệ mắt an toàn trong khi trượt tuyết là rất quan trọng. Khi đang dùng loại thuốc hoạt động như một chất nhạy cảm với ánh sáng. Một số liệu pháp chữa bệnh có dùng những loại thuốc làm cho con người nhạy cảm hơn với tia UVR, kết quả là việc tiếp xúc với lượng tia UVR mà bình thường không phải là vấn đề thì bây giờ đủ để gây tổn thương.

Những người bị bệnh vẩy nến đang điều trị bằng liệu pháp PUVA rất nhạy cảm với tia UVA trong giai đoạn sau đó. Vì vậy những người này cần phải bảo vệ mắt tốt và nên đeo kính râm loại có thể hấp thụ 100% tia UVR.

Lưu ý: Không nên đeo kính râm vào buổi tối, đặc biệt trong khi lái xe, vì kính làm giảm tầm nhìn trong môi trường mà cường độ ánh sáng đã thấp.

Tiêu chuẩn đối với kính râm
Năm 1971 Australia là nước đầu tiên đưa ra tiêu chuẩn quốc gia đối với kính râm (AS 1067.1: 1990 cho kính râm và kính thời trang). Hiện nay Australia là một trong số rất ít nước cùng với Anh, Đức, Pháp và Mỹ có tiêu chuẩn dành cho kính râm. AS/NZS 1067 là tiêu chuẩn bắt buộc đối với kính râm duy nhất trên thế giới và việc tuân thủ những yêu cầu về việc thực hiện và yêu cầu về độ an toàn đòi hỏi rất nghiêm ngặt. Tất cả các loại kính râm được bán ở Australia đều phải đạt chuẩn. Năm 2003, tiêu chuẩn về kính râm được sửa đổi AS/NZS 1067:2003: “Tiêu chuẩn về kính râm và kính thời trang được ban hành. Tiêu chuẩn mới chỉ rõ 5 loại mắt kính:

Miêu tả các loại mắt kính:

Kính thời trang không phải là kính râm và ít có khả năng ngăn được ánh nắng mặt trời và chỉ ngăn được một chút tia UV.
Kính thời trang không phải là kính râm và khả năng ngăn được ánh nắng mặt trời là rất hạn chế và chỉ ngăn được một chút tia UV.
Kính râm có khả năng bảo vệ mắt chống lại ánh nắng mặt trời ở mức độ trung bình nhưng có thể ngăn được tia UV ở mức độ tốt.
Kính râm có khả năng bảo vệ mắt chống lại ánh nắng mặt trời ở mức độ cao và có thể ngăn ngừa được tia UV ở mức độ tốt.
Kính râm chuyên biệt có khả năng chống lại ánh nắng mặt trời ở mức độ rất cao và có thể ngăn ngừa được tia UV ở mức độ tốt.
Tất cả các loại kính râm được bán tại Australia phải được dán tem có nghi rõ loại nào theo tiêu chuẩn AS/NZS 1067:2003 để cung cấp cho khách hàng những thông tin cần thiết giúp họ chọn được loại kính râm hoặc kính thời trang đúng theo mục đích sử dụng của họ. Để bảo vệ mắt một cách tốt nhất hãy chọn loại kính râm loại ôm sát mắt nhằm giảm lượng tia UVR từ các phía chiếu vào mắt. Những loại kính được thiết kế không ôm sát mắt sẽ làm cho tia UVR từ các phía có thể chiếu tới mắt và sẽ làm giảm khả năng bảo vệ mắt mặc dù mắt kính có khả năng bảo vệ chống lại tia UVR 100%. ARPANSA đã đưa ra chỉ số bảo vệ mắt (EPF) mà các loại kính râm đạt tiêu chuẩn AS/NZS 1067:2003 có thể được xác định chỉ số EPF từ 1 đến 10. Các loại kính râm có chỉ số EPF bằng 9 và 10 có thể ngăn được tia UVR gần như tuyệt đối.

Kính râm có khả năng bảo vệ mắt tốt không nhất thiết phải đắt tiền; không nên đánh giá chất lượng của mắt kính về khả năng bảo vệ mắt chống lại tia UVR dựa vào giá cả của kính. Kính giá rẻ mà đạt tiêu chuẩn của kính cũng có thể có khả năng tốt bảo vệ mắt chống lại tia UVR.

Các loại kính thuốc, dù là kính trắng hay kính màu không nằm trong tiêu chuẩn AS/NZS 1067 những vẫn có khả năng bảo vệ chống lại tia UVR. Những người đo thị lực có nghiệp vụ chuyên môn để đảm bảo rằng các loại kính thuốc đều đạt tiêu chuẩn. Kính trẻ em cũng tuân thủ theo tiêu chuẩn. Nhưng không bao gồm kính trẻ em đồ chơi mà được phân loại cụ thể như: kính bảo vệ khi trượt tuyết, kính chuyên dụng như kính bảo vệ trong phòng tắm nắng và bảo vệ chống lại nguồn tia UVR nhân tạo.
x


Nhận xét